Chất lượng cuộc sống con người càng cao thì nhu cầu tìm đến nguồn thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng. Những cái tên trong làng thực phẩm sạch quen thuộc như Organic, VietGap, Globalgap, GMO Free,… chắc hẳn bạn đã từng nghe ai đó nhắc đến. Tuy nhiên để phân biệt rõ điểm giống và khác nhau giữa những nhãn hàng này thì có thể bạn chưa biết.
Mục lục chính
Nhãn sản phẩm hữu cơ Organic
Để được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ Organic, bao giờ cũng phải có những tiêu chuẩn nhất định. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), nông sản Organic phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học.
Với mỗi quốc gia trên thế giới thì tiêu chuẩn này lại khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm hữu cơ Organic luôn hướng đến cân bằng hệ sinh thái, nhằm thúc đẩy nuôi trồng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài ra, USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn lên sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm đó. 4 cấp bậc được ghi trên nhãn hiệu như sau:
– Nhãn “100% Organic”: Thực phẩm hữu cơ hoàn toàn là 100% thành phần chất hữu cơ.
– Nhãn “Organic”: nhãn này dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.
– Nhãn “Made with organic ingredients” (chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ): nhãn dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ bên trong.
– Nhãn “some organic ingredient”: sản phẩm dưới 70% chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu.
Phân biệt nhãn Organic với các nhãn dễ gây nhầm lẫn khác
Mặc dù mỗi nhãn thực phẩm sạch đều có tên gọi và tiêu chí khác nhau, nhưng nếu người tiêu dùng không có nhiều thời gian thì việc tìm hiểu rõ chúng là việc khó khăn. Nhiều người dễ chung quy chúng vào một loại.
GlobalGAP
GlobalGap (Global Good Agricultural Practice): Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Đây là bộ tiêu chuẩn trong đó tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các nông sản bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phạm vi trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn GlobalGap bao hàm toàn bộ các quá trình sản xuất, từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi sản phẩm được xuất khỏi trang trại.
VietGAP
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam. Tương tự như GlobalGap, nhưng áp dụng tại Việt Nam.
Bộ tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất sản phẩm.
GMO Free/ Non GMO
GMO (Genetically Modified Organisms) là viết tắt của những sinh vật biến đổi gen. Đây là những sinh vật mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật di truyền.
GMO Free/ Non GMO (Không biến đổi gen) xuất phát từ nhu cầu thị trường ở Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi thực phẩm sử dụng cung cấp cho cơ thể phải là thực phẩm từ nguồn gốc “không biến đổi gen”. Bởi trong nhiều nghiên cứu và khảo sát khoa học đã cho thấy, các loại thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra nhiều tác hại đến với sức khỏe người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái.
Hormone Free
Nhãn hiệu này thường thấy trên các sản phẩm bơ sữa, thịt,… tuy nhiên đây không phải là nhãn dùng để phân biệt thực phẩm sạch chính thức. Hormone Free (không có chất tăng trưởng) sai về mặt kỹ thuật bởi vì không có loại sữa và thịt nào mà không có Hormone, chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”.
Natural
Thực phẩm tự nhiên (Natural) vẫn có thể sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… hay các loại thuốc kháng sinh chống gây bệnh cho gia súc với một liều lượng được quy định và không gây hại cho người dùng.
Đối với thực phẩm hữu cơ, để được chứng nhận organic cần phải trải qua những quy định nghiêm ngặt, đảm bảo không dùng bất kỳ loại hóa chất nhân tạo nào trong nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó là những phương pháp sinh học để luân, xen canh cho cây trồng luôn nhận đầy đủ chất dinh dưỡng như sử dụng phân xanh, phân ủ, hay thiên địch,…
Như vậy, các quy định về thực phẩm sạch cũng như các nhãn để phân biệt tuy có nhiều tương đồng nhưng không thể không phân biệt được. Hy vọng với những chia sẻ trên của Organi Farm sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn loại thực phẩm tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân trong gia đình.