Những năm vừa qua cho thấy tình hình sức khỏe của con người càng trở nên báo động. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng có khát khao tìm về các nguồn thực phẩm sạch, tự nhiên nhất. Những loại thực phẩm mà ở đó con người nhận được tất cả nguồn dưỡng chất tốt nhất, không có chất bảo quản, không có nguồn biến đổi gen.
Cũng theo đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ ngày càng cao. Tại Việt Nam, thực phẩm hữu cơ được nhiều người đón nhận. Nhà nước cũng đầu tư đẩy mạnh hơn trong những năm gần đây.
Mục lục chính
Cùng tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ được hiểu là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng làm tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học hoàn toàn bằng hình thức sử dụng phân hữu cơ (theo định nghĩa của bộ nông nghiệp Việt Nam).
Nông nghiệp hữu cơ không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng. Thay vào đó là tạo nên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng sinh học.
Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Hiện nay diện tích nuôi trồng hữu cơ tính từ năm 2000 trên cả nước tăng nhanh. Cho thấy xu hướng này nhận được sự thu hút rất lớn của các doanh nghiệp và nông dân ở 33 tỉnh thành tham gia.
Một số mô hình hợp tác xã đang sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nhanh về quy mô cũng như chất lượng sản phẩm. Cụ thể đó là các vị trí địa lý nổi tiếng được nhiều người biết đến như Lương Sơn (Hòa Bình), Thanh Xuân, Sóc Sơn (Hà Nội), Bắc Hà (Lào Cai), Hàm Yên (Tuyên Quang)…
Thêm vào đó, diện tích canh tác trên các địa bàn các tỉnh trên cả nước cũng tăng nhanh mỗi năm. Các số liệu thống kê nông nghiệp cho thấy chỉ trong khoảng 8 năm trở lại đây, diện tích canh tác và nuôi trồng hữu cơ trên cả nước đã tăng lên từ 12.120 ha lên 76.666 ha. Tốc độ mở rộng quy mô này còn nhanh hơn cả mức trung bình toàn cầu.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố bộ Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia (TCVN 11041:2017), bao gồm những tiêu chuẩn cụ thể liên quan sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông sản hữu cơ; trồng trọt hữu cơ và chăn nuôi hữu cơ.
Bộ tiêu chuẩn này áp dụng trong phạm vi chủ yếu là rau, trái cây, lương thực, chè, thảo dược, gia súc, gia cầm và trứng gia cầm hữu cơ, ong nuôi và sản phẩm ong,… Đồng thời cũng nhấn mạnh chặt chẽ nghiêm ngặt quy trình vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ gốc đến ngọn, từ khâu nuôi trồng, chế biến, sản xuất cho đến khi người tiêu dùng sử dụng.
Ngoài ra, theo nghị định 109/2018/NĐ-CP được chính phủ ban hành gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ có đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nước nhà. Băng cách ưu tiên kinh phí nghiên cứu khoa học, đầu tư vào phục vụ sản xuất hữu cơ được và ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư.
Định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế
Việt Nam có đủ điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ra thị trường quốc tế. Thông qua việc tận dụng lợi thế về nhân lực, nguồn lực môi trường đất đai hiện có, Việt Nam trong tương lai đủ khả năng cung ứng ra thị trường những nông phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ trong thời gian dài với chất lượng ổn định.
Hiện nay Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã và đang ngày một ổn định và bền vững. Đồng thời, những chiến lược thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ngày càng được ủng hộ trên diện rộng, phát triển về cả quy mô và tốc độ. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành và cả người nông dân chắc chắn có chỗ đứng trong thị trường quốc tế, đặc biệt là nền nông nghiệp hữu cơ.
Để làm được điều này, cần tăng cường thúc đẩy để làm thay đổi thói quen cũng như cách nhìn nhận của người dân theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Tạo dựng được thói quen lựa chọn và sử dụng thực phẩm sạch. Có như vậy xu hướng hữu cơ mới có nhiều cơ hội phát triển thị trường và xây dựng được các mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa các thành phần tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ và có chỗ đứng bền vững hơn tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Nhìn chung, xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đang dần nở rộ và phát triển một cách nhanh chóng. Bằng chứng là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn với mô hình kinh doanh nông sản hữu cơ đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, cũng cần có định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ sao cho bền vững, chất lượng và đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thực phẩm hữu cơ là gì? Chúng bao gồm những loại nào?
- Cách làm nông không hóa chất của 3 ông lão Nhật nổi tiếng thế giới
- Tổng hợp những loại phân bón hữu cơ thông dụng
- Canh tác hữu cơ và 5 lợi ích của canh tác hữu cơ
- Phân biệt nhãn Organic và các nhãn thực phẩm sạch khác: GlobalGAP, VietGAP, GMO Free,…