độ ph là gì

Độ pH là gì? Đọc hiểu kết quả đo pH và cách cải thiện đất

Đất đóng vai trò quan trọng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trong các chỉ tiêu quan sát ở đất trồng, độ pH là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp hay chưa.

Tuy nhiên, độ pH là gì, cách đọc kết quả đo độ pH như thế nào là chuẩn. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Organi Farm nhé!

Mục lục chính

Độ pH là gì?

Độ pH hay chỉ số pH là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14 dùng để phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó.

Đo độ pH cho đất
Hình ảnh: Đo độ pH cho đất

Đối với đất dùng để trồng trọt, độ pH phải trong khoảng từ 5.0 đến 8.0 và phải điều chỉnh phù hợp với từng loại cây trồng. Nếu độ pH trong đất nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì loại đất đó thường không phù hợp để trồng trọt.

Ta có thể phân loại đất trồng qua độ pH như sau:

-Đất trung tính: Đất có pH = 7, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

– Đất kiềm: Có độ pH đo được > 7, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…

– Đất chua: Đất có độ pH < 7, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh.

Cách lấy mẫu thử pH đất và cách kiểm tra

Để lấy mẫu thử đo độ pH của đất, cần lưu ý những điều sau đây:

– Có thể kiểm tra pH đất mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như ngay sau bón vôi, bón phân, bổ sung chất hữu cơ,… độ pH khi đo được có thể có sai số cao.

– Đối với khu đất mới, đo chỉ số pH ban đầu giúp bạn có thể định hướng được loại cây trồng và cách cải tạo đất sao cho phù hợp.

– Đối với khu đất đang canh tác, khi thấy các biểu hiện như cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,… cần tiến hành đo chỉ số pH ngay để tác động vào đất hợp lý.

Lấy mẫu kiểm tra độ pH trong đất
Hình ảnh: Lấy mẫu kiểm tra độ pH trong đất

Kiểm tra độ pH của đất bằng nhiều cách:

Đo pH đất bằng hóa chất

Cách đo này hiện nay thường ít được sử dụng, do tính chất phức tạp của nó cũng như yêu cầu phải đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất mới có kết quả chính xác. Phương pháp này thường chỉ áp dụng trong các phòng thí nghiệm, hoặc do những người có chuyên môn về hóa chất thực hiện.

Đo pH đất bằng giấy quỳ tím

Phương pháp này khá đơn giản và thường được nhiều bà con sử dụng, do chi phí rẻ, kết quả trả về có độ chính xác cao. Sau khi nhúng giấy vào dung dịch mẫu thử, giấy thử sẽ đổi màu và cho kết quả tương ứng với 14 thang đo pH.

Đo pH đất bằng máy do pH

Sử dụng máy đo cho kết quả chính xác và nhanh hơn rất nhiều lần. Người dùng sẽ mất một khoản chi phí đầu tư cao, việc bảo dưỡng máy đo cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn xác định làm nông nghiệp với quy mô lớn thì nên sử dụng phương pháp đo này.

Sử dụng máy đo cho kết quả chính xác nhất
Hình ảnh: Sử dụng máy đo cho kết quả chính xác nhất

Đọc hiểu kết quả đo pH và cách cải thiện đất

Mỗi loại cây trồng thích hợp với loại đất có độ pH khác nhau. Bạn cần hiểu được các kết quả đo sau khi test các mẫu thử như:

Giá trị pH từ 3.0 – 5.0

Loại đất này có tính axit cao, đất rất chua. Vì vậy, cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali, Phot pho, Bo, Molipden,… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất. Bên cạnh đó, các loại vi sinh vật cũng không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ trong loại đất này.

Bạn nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất và nâng độ pH lên cao hơn, giúp cho đất không bị nén chặt, rễ cây cũng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Điều chỉnh biện pháp tác động phù hợp cho đất trồng từ kết quả đo độ pH
Hình ảnh: Điều chỉnh biện pháp tác động phù hợp cho đất trồng từ kết quả đo độ pH

Giá trị pH từ 5.1 – 6.0

Kết quả này có thấy đất có tính acid. Một số loại cây họ đỗ quyên sẽ thích hợp trồng cho loại đất này như: đỗ quyên, cây hoa trà, cây thạch nam …

Nếu bạn có hướng triển khai sang các loại cây trồng khác hãy bổ sung vôi là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.

Giá trị pH từ 6.1 – 7

Đất acid trung bình này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi. Độ pH thích hợp này không làm cản trở tới lượng dinh dưỡng có trong đất, giúp duy trì chúng ở trạng thái thích hợp để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

Khác với 2 loại đất trên, với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, Lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất sử dụng trong thời gian dài.

Cải tạo đất giúp cây trồng thu hoạch năng suất
Hình ảnh: Cải tạo đất giúp cây trồng thu hoạch năng suất

Giá trị pH từ 7.1 – 8

Đất có tính hơi kiềm này thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu. Các nguyên tố Mangan, Sắt… có trong đất kiềm sẽ bị giảm dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Nếu muốn giảm độ kiềm trong đất có thể bổ sung các nguyên tố như: lưu huỳnh, sắt sunphat,…

Với những chia sẻ trên từ Organi Farm, hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích về loại đất trồng phù hợp cho cây. Nguồn dinh dưỡng cho cây bổ sung chủ yếu thông qua đất. Vì vậy hãy đảm bảo điều chỉnh độ pH tốt nhất cho cây trồng của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *