Cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, những yêu cầu trong điều kiện sống hàng ngày cũng như vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm hơn. Để đáp ứng những yêu cầu đó thì các hoạt động nông nghiệp của nước ta có xu hướng chuyển dần từ canh tác sử dụng hóa học truyền thống sang hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái,… Từ đó, hướng đến xây dựng những giá trị bền vững cho con người cũng như môi trường tự nhiên.
Đặc biệt, đối với loại cây ăn quả có múi, việc áp dụng mô hình canh tác hữu cơ đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Mô hình canh tác này vừa giúp tăng năng suất và chất lượng của cây trồng vừa mang đến những lợi ích cho con người cũng như hệ sinh thái.
Áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ đối với cây ăn quả có múi như thế nào là hiệu quả nhất?
Mục lục chính
Thiết kế vườn cây
Đầu tiên, lựa chọn được vùng trồng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình gieo trồng hữu cơ đối với câu ăn quả có múi hiện nay. Vùng trồng đối với cây ăn quả có múi yêu cầu điều kiện nhiệt độ khoảng 13 – 38 độ C. Đặc biệt, loại cây này ưa chuộng và có thể phát triển tốt trong điều kiện nóng ở ban ngày và lạnh ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến đất trồng thích hợp. Ưu tiên đất có kết cấu tốt, độ sâu vừa phải, có khả năng thoát nước tốt thoát nước tốt, độ pH trung bình từ 5 – 7.
Bên canh việc lựa chọn vùng trồng thì khi thiết kế vườn, người nông dân cần tạo được thảm thực vật để giúp nâng cao chất lượng đất. Các hộ dân có thể trồng kết hợp các cây trồng hàng năm như cây họ đậu hoặc cây ngô kết hợp với cây ăn có múi. Nhưng lưu ý mật độ giữa các loại cây trồng là phù hợp. Vì sẽ giúp tận dụng được tối ưu nguồn ánh sáng cũng như không khí và giúp kiểm soát tốt sâu bệnh gây hại.
Hơn nữa, trong quá trình bắt đầu thiết kế vườn cần sử dụng các loại phân bón và đạm hữu cơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật trong đất phát triển.
Nâng cao chất lượng của vườn cây ăn quả có múi đang sản xuất
Để cải thiện chất lượng của vườn cây ăn quả đang trồng thì cũng cần tăng sự đa dạng sinh học của khu vườn. Cụ thể là nên xen canh giữa cây ăn quả có múi và các cây trồng hàng năm. Các cây hàng năm như cây họ đậu, cây linh lăng, các loại cỏ trong chăn nuôi,… sẽ giúp bao phủ đất trồng và cung cấp môi trường sống hữu ích cho côn trùng có lợi cho cây. Ngoài ra, cũng cần đa dạng các loại cây trồng lâu năm bằng việc trồng hỗn hợp cây ăn quả như xoài, chuối, ổi,.. với các cây có múi.
Tiếp theo, đối với những cây ăn quả có múi thì bạn cũng cần chú ý tỉa cành, và tạo tán. Khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng (trước khi ra hoa) thì cần tiến hành tỉa cành. Phương pháp tỉa cành mà bạn có thể tham khảo đó là cắt bỏ các nhánh phụ, những nhánh đang phát triển vào bên trong tán cây. Các hộ dân cũng cần quan tâm đến việc tạo tán cho cây, thường chỉ sử dụng 3 – 4 nhánh chính để hình thành khuôn sườn của tán cây.
Ngoài ra, nên đảm bảo tất cả các nhánh bị sâu bệnh hoặc có dấu hiệu sâu bệnh cần được cắt bỏ để giảm sự lây lan.
Chọn nguồn giống cây tốt
Tùy vào điều kiện từng địa phương, các chủ nhà vườn nên chọn các giống cây tốt có khả năng chịu hạn, các loại sâu bệnh có thể gây hại từ đất trồng.
Bên cạnh lựa chọn giống cây tốt từ các thương hiệu uy tín thì cũng có thể tự gieo trồng giống cây bằng hạt giống. Trong quá trình ươm mầm giống cây cần cung cấp đủ độ ẩm để kích thích quá trình ra rễ của cây. Sau khoảng 2 – 3 tuần, cây non được hình thành thì bạn có thể tách cây ra trồng thưa hơn.
Cải thiện dinh dưỡng đất
Chất lượng đất cũng quyết định rất lớn đến sự phát triển của cây trồng có múi khi canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Một số công cụ cơ bản của quản lý chất hữu cơ trong đất để giúp cây ăn quả có múi hữu có thể sinh trưởng tốt là:
- Ứng dụng kiểu làm đất tối thiểu
- Sử dụng các loại phân hữu cơ
- Aps dụng có hiệu quả kỹ thuật trồng xen canh
- Kiểm soát sự xói mòn đất
Ngăn ngừa sâu bệnh cho cây ăn quả có múi
Người nông dân cần giám sát thường xuyên tình trạng của vườn.
Tạo môi trường sống đa dạng bao gồm nhiều loại cây kết hợp để tăng cường thiên địch của sâu bệnh.
Tỉa cành, tạo tán phù hợp cũng giúp tạo không gian thông thoáng làm giảm nguy cơ gây hại của sâu bệnh. Thường xuyên cắt các bộ phận bị sâu bệnh hoặc có dấu hiệu bị sâu bệnh gây hại.
Kiểm soát trực tiếp tình hình sâu bệnh của cây bằng việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, vi sinh. Hoặc áp dụng các kỹ thuật đánh bẫy khi sản xuất cây có múi hữu cơ.
Cung cấp nước cho cây trồng
Trong thời kỳ khô hạn thì cần lưu ý cung cấp đầy đủ nước cho cây. Đặc biệt, trong giai đoạn trước và sau khi ra hoa, cây cần được đảm bảo đủ lượng nước để tăng khả năng đậu trái, kích cỡ và chất lượng của quả.
Nước tưới cho cây không chứa các chất hóa học hoặc các loại vi khuẩn có thể gây hại.
Canh tác cây ăn quả có múi theo hướng hữu cơ đã và đang là một xu hướng canh tác nông nghiệp bền vững. Vì vậy, người làm vườn cần hiểu rõ các kỹ thuật canh tác hữu cơ để có thể canh tác các loại cây có múi đạt năng suất cao.
- 10 thực phẩm giúp giảm cân an toàn, hiệu quả cho bữa ăn hàng ngày
- Khám phá 8 lợi ích của cà chua bi đối với sức khỏe
- Phân biệt nhãn Organic và các nhãn thực phẩm sạch khác: GlobalGAP, VietGAP, GMO Free,…
- Những ưu điểm của phương thức canh tác nông nghiệp sinh thái
- Văn hóa sản xuất nông nghiệp trong tục ngữ, ca dao