Tiểu đường là một bệnh lý để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Để kiểm soát lượng đường trong máu, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho chế độ dinh dưỡng của mình, bài viết dưới đây chắc chắn là dành cho bạn!
Dưới đây là 7 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường cả type 1 và type 2.
Mục lục chính
Cá béo
Cá béo là cá có chứa một lượng lượng dầu cá ổn định trong mô của chúng cũng như trong khoang bụng, khoang ruột.
Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu và cá cơm là những nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EFA tuyệt vời, có lợi ích cho chính sức khỏe tim mạch. Bổ sung đủ các chất béo này một cách thường xuyên là điều đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
DHA và EFA bảo vệ các tế bào trong mạch máu, giảm các dấu hiệu viêm nhiễm và cải thiện hoạt động của động mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn cá béo sẽ giảm nguy cơ mắc các hội chứng mạch vành cấp tính.
Hơn hết, nguồn dinh dưỡng có trong cá có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu ở 68 người thừa cân, béo phì cho thấy những người tham gia tiêu thụ cá béo ổn định đã cải thiện lượng đường trong máu sau bữa ăn so với những người tiêu thụ cá nạc.
Cá cũng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, không những giúp bạn cảm thấy no lâu mà còn hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
Các loại rau màu xanh lá
Các loại rau màu xanh lá được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cực ít calo. Chúng cũng rất ít carb tiêu hóa hoặc carb được cơ thể hấp thụ vì thế cho nên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu.
Rau bina, cải xoăn và các loại rau màu xanh lá khác là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm cả vitamin C. Một số bằng chứng đã cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường có mức vitamin C thấp hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường và có thể có nhu cầu hấp thụ vitamin C lớn hơn.
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm. Tăng cường chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường tăng nồng độ vitamin C trong huyết thanh đồng thời giảm viêm và tổn thương tế bào.
Ngoài ra, rau xanh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin dồi dào. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, đây là những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.
Quả bơ
Trong trái bơ có ít hơn 1 gam đường, ít carbohydrate, hàm lượng chất xơ cao và có chứa các chất béo lành mạnh, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc chúng làm tăng lượng đường trong máu của bạn hay không.
Tiêu thụ bơ cũng liên quan đến việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể và giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Điều này làm cho chúng trở thành một món ăn nhẹ lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt vì béo phì làm tăng cơ hội phát triển bệnh tiểu đường. Trái bơ có thể có các đặc tính đặc biệt để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2019 trên chuột cho thấy rằng avocatin B (AvoB), một phân tử chất béo chỉ có trong quả bơ, ức chế quá trình oxy hóa không hoàn toàn trong cơ xương và tuyến tụy, làm giảm đề kháng insulin.
Quả trứng
Quả trứng đã quá quen thuộc với chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chúng thậm chí còn mang lại những lợi ích kinh ngạc đối với sức khỏe hơn bạn nghĩ. Ăn trứng thường xuyên còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
Trứng làm giảm triệu chứng viêm, cải thiện độ nhạy insulin, tăng mức cholesterol HDL (tốt) cũng như sửa đổi kích thước và hình dạng của cholesterol LDL (xấu).
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng ăn một bữa sáng ít chất béo, ít carb có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu suốt cả ngày. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trứng với bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, trứng là một nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các bệnh về mắt.
Hạt chia
Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân bị tiểu đường, chúng cực kỳ nhiều chất xơ nhưng lại có hàm lượng carb tiêu hóa thấp. Trên thực tế, 11 trong 12 gam carb trong một khẩu phần 28 gam hạt chia là chất xơ nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.
Chất xơ nhớt trong hạt chia thực sự có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ di chuyển thức ăn và hấp thụ qua đường ruột.
Hạt chia có thể giúp bạn giữ gìn cân nặng hợp lý bởi lẽ, chúng làm giảm cảm giác đói, giúp bạn no lâu. Đồng thời, loại hạt này cũng giúp duy trì lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2.
Bông cải xanh
Bông cải xanh nằm trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng nhất. Một nửa chiếc bông cải xanh chỉ chứa khoảng 27 calo và 3 gam carb tiêu hóa cùng với đó là các dưỡng chất quan trọng như vitamin C và magie.
Hơn nữa, các nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã phát hiện ra rằng ăn bông cải xanh có thể giúp giảm mức insulin và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương.
Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ mầm bông cải xanh làm giảm 10% lượng glucose trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Việc giảm mức đường huyết này có thể là do sulforaphane , một chất hóa học trong các loại rau họ cải như bông cải xanh.
Ngoài ra, bông cải xanh còn là một nguồn cung cấp những dưỡng chất tốt khác như lutein và zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa quan trọng này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Dâu Tây
Dâu Tây là một trong những loại trái cây được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon cũng như giá trị dinh dưỡng cao. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins – một chất mang lại màu đỏ cho loại trái cây này.
Anthocyanins đã được chứng minh là làm giảm lượng cholesterol và insulin sau bữa ăn. Chúng cũng cải thiện lượng đường trong máu và các yếu tố nguy cơ bệnh tim cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2
Dâu tây cũng chứa polyphenol, hợp chất thực vật có lợi với đặc tính chống oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy tiêu thụ polyphenol từ dâu tây và nam việt quất trong 6 tuần giúp cải thiện hàm lượng insulin ở những người trưởng thành bị thừa cân và béo phì dù không mắc bệnh tiểu đường
Điều này rất quan trọng vì hàm lượng insulin thấp có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Một cốc dâu tây chứa khoảng 46 calo và 11 gam carbs, ba trong số đó là chất xơ.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn tới tốc độ chuyển biến của bệnh tiểu đường. Để kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, cách tốt nhất chính là xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Hy vọng với những thông tin mà Organi Farm vừa cung cấp, bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn cho thực đơn dinh dưỡng của mình.