Môi trường đang ngày càng bị đe dọa bởi những ảnh hưởng tiêu cực mà nông nghiệp hóa chất mang lại. Do đó, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu môi trường đang tích cực thúc đẩy các giải pháp canh tác bền vững và thân thiện với môi trường để khắc phục những thiệt hại này.
Hãy cùng Organi Farm tìm hiểu 5 phương pháp canh tác bền vững hàng đầu đảm bảo rau và cây trồng phát triển xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
Mục lục chính
Permaculture – Phát triển nền nông nghiệp bền vững
Đây là hệ thống sản xuất thực phẩm mô phỏng quy trình rau sạch và thực vật phát triển trong hệ sinh thái tự nhiên. Phương pháp này hoạt động dựa trên những nguyên tắc tự nhiên kết hợp với thiết kế canh tác thông minh để giảm lãng phí tài nguyên và tăng hiệu quả sản xuất.
Bằng cách mô phỏng hệ sinh thái tự nhiên, các thiết kế của nền nông nghiệp bền vững cho phép kết hợp tất cả các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp vào một thể thống nhất gồm cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây dược liệu, thảm cỏ, vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà,…), ao cá,… giúp hệ thống vận hành theo cách thức ít thất thoát tài nguyên nhất, hay nói cách khác là tiết kiệm nhất.
Sự khác biệt của hệ thống này với hệ thống Vườn – Ao – Chuồng hay Vườn – Ao – Chuồng – Rừng là xem xét và xử lý các bộ phận trong một thể thống nhất, chứ không riêng biệt. Permaculture là một hệ thống hài hòa và hiệu quả, có thể thực hiện bởi bất cứ ai, trong bất kỳ cảnh quan, khí hậu hay bất kỳ nơi nào trên Trái Đất.
Hệ thống tích hợp Aquaponics
Aquaponics là hệ thống sản xuất thực phẩm bằng cách phối hợp giữa nuôi trồng thủy sản thông thường (nuôi các loại thủy sản như ốc, cá, tôm trong bể) với thủy canh (trồng cây trong nước) trong môi trường cộng sinh. Trong nuôi trồng thủy sản thông thường, chất bài tiết từ các loài động vật thải ra có thể tích lũy trong nước làm tăng độc tính của nước.
Còn đối với hệ thống aquaponics, nước từ một hệ thống nuôi thủy sản được đưa vào một hệ thống thủy canh, những tàn dư của chúng sẽ bị các vi khuẩn nitrat hóa phân hủy thành các nitrat và nitrit – những dưỡng chất được cây trồng hấp thụ. Sau đó, nước được tái lưu thông trở lại hệ thống nuôi trồng thủy sản.
Aquaponics được đánh giá là hệ thống tích hợp bền vững và thân thiện với môi trường nhờ vào việc sử dụng nguồn phân bón hoàn toàn tự nhiên từ chất thải của cá. Đây chẳng những là phương thức sản xuất không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ mà còn mang lại hiệu quả bền vững, năng suất cao.
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo không chỉ giúp nông dân tiết kiệm tiền mà còn chống lại các tác động của sự nóng lên toàn cầu. Năng lượng sinh khối, địa nhiệt, thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể sản xuất điện để sưởi ấm, thắp sáng nhiên liệu để sử dụng trong nông nghiệp.
Năng lượng có thể được tạo ra miễn phí từ các nguồn tái tạo như mặt trời, gió và nước. Khi xem xét một hệ thống năng lượng tái tạo cho địa điểm, hãy kiểm tra các quy định phân vùng của địa phương trước khi bắt đầu xây dựng.
Luân canh và đa dạng hóa cây trồng
Đa dạng cây trồng thông qua luân canh là bước nền tảng để tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như tăng năng suất cây trồng. Luân canh cây trồng cho phép đất tự tái tạo và trẻ hóa mà không cần phải bón thêm chất dinh dưỡng thông qua việc sử dụng phân bón.
Luân canh cây trồng cũng giảm xói mòn đất và hạn chế sự tập trung của sâu bệnh. Không những vậy, Luân canh cây trồng là một kỹ thuật kiểm soát cỏ dại truyền thống. Nói cách khác, luân canh cây trồng cho phép cây trồng ngăn chặn cỏ dại trong quá trình cạnh tranh chất dinh dưỡng và các nguồn tài nguyên khác.
Nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp là một phương pháp canh tác bao gồm trồng cây bụi và cây gỗ cùng với các loại cây và rau khác. Nó kết hợp các hoạt động lâm nghiệp và nông nghiệp để đảm bảo một phương pháp sử dụng đất bền vững và có năng suất cao.
Nó bao gồm các loại cây lâu năm như cây ăn quả, thảo mộc, nấm và các loại rau khác trên mặt đất cũng như các loại rau củ trồng trực tiếp dưới đất. So với các hệ thống canh tác truyền thống, nông lâm kết hợp có thể tăng gấp đôi năng suất cây trồng và giảm đáng kể nhu cầu phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu.
Như vậy, canh tác bền vững là chìa khóa để mở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho nông nghiệp. Nó thúc đẩy tính bền vững trong chuỗi giá trị canh tác và đảm bảo tăng khả năng sản xuất lương thực, mang tính chất bền vững, thân thiện với môi trường.